QUYẾT ĐỊNH CẮT GIẢM SẢN LƯỢNG CỦA OPEC+ MANG LẠI HAI ĐIỀU

QUYẾT ĐỊNH CẮT GIẢM SẢN LƯỢNG CỦA OPEC+ MANG LẠI HAI ĐIỀU
02/12/2023 08:01 AM 155 Lượt xem

Việc cắt giảm sản lượng dầu thô bổ sung của OPEC + sẽ mang lại hai điều, và cả hai điều đó đều không thể làm hài lòng nhóm các nhà xuất khẩu dầu.

Các nhà xuất khẩu dầu khốn đốn chuyển hướng dòng chảy khi cảng Biển Đen tạm ngừng hoạt độngCác nhà xuất khẩu dầu khốn đốn chuyển hướng dòng chảy khi cảng Biển Đen tạm ngừng hoạt động


Ảnh minh họa

Thứ nhất, việc giảm khoảng 2,2 triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào đầu năm tới sẽ dập tắt ý kiến ​​cho rằng tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu rất mạnh.

Thứ hai, cần đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là lần cắt giảm cuối cùng của OPEC+ hay không và liệu nhóm này có thực sự có thể cắt giảm thêm nữa hay không nếu giá dầu tiếp tục giảm.

OPEC +, đã họp vào thứ Năm 30/11 để thảo luận về chính sách nguồn cung. Nhóm này đã trì hoãn cuộc họp từ ngày 26 tháng 11 nhằm làm rõ mọi khúc mắc để đạt được thỏa thuận.

Nhóm này đã đồng ý tổng mức cắt giảm sản lượng là 2,2 triệu thùng/ngày từ 8 thành viên, con số này bao gồm cả việc gia hạn mức cắt giảm tự nguyện hiện tại của Ả Rập Xê-út và Nga là 1,3 triệu thùng/ngày.

Thị trường dầu đã phản ứng đối với tuyên bố của OPEC+, với giá dầu thô Brent chuẩn tương lai từ bỏ mức tăng trước đó để kết thúc ở mức 82,85 USD/thùng vào thứ Năm 30/11, giảm nhẹ so với mức đóng cửa trước đó là 83,10 USD.

Biến động giá này rất có thể phản ánh quan điểm thị trường rằng quyết định của OPEC+ có lẽ không đủ để thắt chặt cán cân cung cầu toàn cầu trong quý đầu tiên.

Ngoài ra, nó cũng có thể cho thấy một mức độ hoài nghi nhất định về bản chất tự nguyện của việc cắt giảm sản lượng bổ sung, điều này đặt ra câu hỏi liệu việc cắt giảm bổ sung có thực sự được thực hiện hay không.

Bức tranh rộng hơn về thị trường dầu thô là liệu OPEC+ có làm đủ để duy trì mức giá trên 80 USD/thùng hay không, đây có thể là mức giá ưu đãi tối thiểu đối với phần lớn các thành viên của nhóm.

Việc gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày của Ả Rập Xê Út kể từ tháng 7 và mức giảm 300.000 thùng/ngày của Nga và 900.000 thùng/ngày bổ sung của các thành viên khác, nâng tổng mức cắt giảm mà OPEC+ đã cam kết lên khoảng 5 triệu thùng/ngày.

Mức cắt giảm khai thác này hỗ trợ rất ít cho kịch bản lạc quan về tăng trưởng nhu cầu toàn cầu trong năm nay, điều mà OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vẫn đang dự báo.

Điều quan trọng nữa là phải tìm ra đâu là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá dầu trong dài hạn, ngoài những biến động ngắn hạn dựa trên các tiêu đề tin tức trên mặt báo.

Giá dầu thô được ấn định bởi thị trường đường biển và do đó phần lớn bỏ qua tác động của dầu thô được khai thác và tiêu thụ trong nước, hay thậm chí dầu được vận chuyển qua biên giới bằng đường ống.

Lô hàng đường biển

Từ đầu năm đến nay, khối lượng dầu thô nhập khẩu bằng đường biển đã tăng, theo dữ liệu từ nhà tư vấn hàng hóa Kpler cho thấy trong 11 tháng đầu năm, tổng cộng 41,96 triệu thùng dầu thô đường biển đã được nhập khẩu.

Theo Kpler, con số này tăng 1,86 triệu thùng/ngày so với con số 40,10 triệu thùng/ngày vào năm 2022.

Mặc dù thị trường dầu bằng đường biển không phải là thành phần duy nhất cho thấy tăng trưởng nhu cầu, nhưng chúng được cho là yếu tố quyết định chính trong việc hình thành giá cả toàn cầu.

Thị trường đường biển đang cho thấy sự tăng trưởng vững chắc, nhưng có lẽ không đủ để bù đắp sự gia tăng nguồn cung từ các nhà khai thác ngoài OPEC+, như Mỹ, Brazil và Guyana.

Cũng cần lưu ý rằng phần lớn sự lạc quan trong dự báo nhu cầu của OPEC và IEA tập trung vào châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, nước nhập khẩu lớn nhất thế giới và Ấn Độ, nước nhập khẩu lớn thứ ba.

Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc là 11,36 triệu thùng/ngày trong 10 tháng đầu năm, tăng 1,21 triệu thùng/ngày so với mức của cả năm 2022.

Theo dữ liệu của LSEG, Ấn Độ đạt 4,62 triệu thùng/ngày trong 10 tháng đầu năm, tăng 462.000 thùng/ngày so với mức 4,14 triệu thùng/ngày của năm 2022.

Tuy nhiên, trong khi hai nhà nhập khẩu lớn châu Á cho thấy mức tăng trưởng nhập khẩu hợp lý, thì sự yếu kém ở phần còn lại của châu Á có nghĩa là khu vực nhập khẩu hàng đầu thế giới tổng thể là ít tăng trưởng.

Theo dữ liệu của LSEG, nhập khẩu dầu thô của châu Á trong 10 tháng đầu năm là 26,93 triệu thùng/ngày, tăng 1,34 triệu thùng/ngày so với mức 25,59 triệu thùng/ngày được ghi nhận trong cả năm 2022.

Nhìn chung, bức tranh hiện lên là tăng trưởng nhu cầu trái ngược với dự báo, và nguồn cung ngoài OPEC+ đang đáp ứng phần lớn sự tăng trưởng về nhu cầu bằng đường biển.

Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi OPEC+ đang cố gắng thắt chặt nguồn cung hơn nữa vào đầu năm 2024.

Tuy nhiên, rõ ràng những nỗ của OPEC+ để đạt được một thỏa thuận mới và tính chất tự nguyện của thỏa thuận đó, đặt ra câu hỏi là nhóm có thể làm được nhiều hơn thế không.

Yến Anh - Reuters

Chia sẻ:
Bài viết khác:
zalo
HOTLINE0853778246