ĐÓNG GÓP CỦA NĂNG LƯỢNG SẠCH VÀO GDP TRUNG QUỐC NĂM 2023 NHƯ THẾ NÀO?

ĐÓNG GÓP CỦA NĂNG LƯỢNG SẠCH VÀO GDP TRUNG QUỐC NĂM 2023 NHƯ THẾ NÀO?
28/01/2024 03:04 PM 94 Lượt xem

Theo một nghiên cứu công bố hôm thứ Năm, các dự án năng lượng sạch là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vào năm 2023, với việc nước này đầu tư lớn vào quá trình khử cacbon.


Đầu tư vào các lĩnh vực “năng lượng sạch” đóng góp 40% vào tăng trưởng GDP của Trung Quốc vào năm ngoái. Ảnh Reuters

Theo báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (Crea), một viện nghiên cứu có trụ sở tại Phần Lan, đầu tư vào các lĩnh vực “năng lượng sạch” đóng góp 40% vào tăng trưởng GDP của Trung Quốc vào năm ngoái.

Trung Quốc là quốc gia có tổng lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, chịu trách nhiệm chính về biến đổi khí hậu. Nhưng nước này cũng là nhà sản xuất năng lượng gió và mặt trời hàng đầu.

Trước sự bùng nổ về tiêu thụ năng lượng, gã khổng lồ châu Á đã đẩy mạnh các dự án khai thác năng lượng tái tạo. Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết Trung Quốc sẽ đạt ngưỡng phát thải CO2 thấp nhất vào năm 2030.

Tuy nhiên, vào năm 2022, Trung Quốc đã phê duyệt kế hoạch mở rộng các nhà máy nhiệt điện than lớn nhất kể từ năm 2015.

Các nhà nghiên cứu của Crea đã xem xét các khoản đầu tư vào năng lượng mặt trời, xe điện, hiệu quả năng lượng, đường sắt, lưu trữ năng lượng, lưới điện, năng lượng gió, năng lượng hạt nhân và thủy điện.

Theo viện nghiên cứu, các lĩnh vực này đã thu về 890 tỷ đô la (tương đương 818 tỷ euro) đầu tư. Viện này cho biết con số này gần bằng tổngkhoản đầu tư toàn cầu vào nhiên liệu hóa thạch hồi năm ngoái.

Theo nghiên cứu, nếu không có sự tăng trưởng do các lĩnh vực này mang lại, mức tăng GDP vào năm 2023sẽ chỉ là 3% thay vì 5,2%.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các lĩnh vực công nghệ sạch nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đạt được các mục tiêu kinh tế hàng đầu đã củng cố tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của nước này”.

Tuy nhiên, theo họ, Trung Quốc có thể sớm dư thừa công suất do “khả năng tiêu thụ năng lượng mặt trời, pin và các công nghệ sạch khác của thị trường là có giới hạn”.

Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, Xin Guobin, thông báo hồi tuần trước về tình trạng một số công ty đã “mù quáng xây dựng các dự án xe điện và hybrid dư thừa”.

Được nhà nước hỗ trợ, nhà sản xuất BYD là biểu tượng của sự bùng nổ ngành công nghiệp ô tô điện Trung Quốc: BYD của Trung Quốc đã vượt qua Tesla của Mỹ về doanh số bán xe điện trong quý 4 năm 2023.

Bội Nghi

Chia sẻ:
Bài viết khác:
zalo
HOTLINE0853778246