CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI MỚI NHẤT 2023

CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI MỚI NHẤT 2023
06/06/2023 07:04 AM 447 Lượt xem

Hiện nay người dân đang dần ưa chuộng điện năng lượng mặt trời. Bởi vì những lợi ích mà nó mang lại như tiết kiệm, tiện dụng và hiệu quả.

Tuy nhiên, đối với các dự án điện mặt trời áp mái, những chính sách thuế và ưu đãi thuế mà Nhà nước đưa ra luôn được quan tâm hàng đầu. Vì điều này có tác động lớn đến việc triển khai các dự án điện mặt trời áp mái.

Thế nào là hệ thống điện mặt trời áp mái?
Đây là hệ thống điện năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái của các tòa nhà hoặc công trình xây dựng khác. Hệ thống này sẽ tận dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Từ đó chuyển đổi thành điện để sử dụng cho các thiết bị trong công trình hoặc chuyển lên lưới điện nhằm mục đích tiêu thụ chung. 


Điện mặt trời áp mái hiện đang là giải pháp tiết kiệm tối đa chi phí điện năng. Đồng thời góp phần giảm lượng khí CO2 ra ngoài môi trường. Tuy nhiên chính sách thuế đối với điện mặt trời áp mái lại khiến nhiều người phải e dè khi lắp đặt hoặc thi công. Do đó chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về vấn đề này ở nội dung tiếp theo. 

Đánh giá ưu và nhược điểm của điện mặt trời áp mái
Trước khi tìm hiểu về chính sách thuế đối với điện mặt trời áp mái. Chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về ưu điểm và hạn chế của hệ thống này.

Ưu điểm
Tiết kiệm chi phí điện năng lượng: Với việc sử dụng điện mặt trời áp mái, người sử dụng sẽ không phải trả tiền cho các công ty điện lực nữa, do đó giảm chi phí điện năng lượng trong dài hạn.
Bảo vệ môi trường: Điện mặt trời áp mái là nguồn điện tái tạo, không tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường và không gây ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên.
Tăng giá trị bất động sản: Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái sẽ tăng giá trị bất động sản của tòa nhà hoặc nhà ở. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các tòa nhà kinh doanh, nhà hàng, khách sạn, nơi mà việc tiết kiệm chi phí điện là điều vô cùng quan trọng.


Nhược điểm
Chi phí đầu tư ban đầu: Với việc cần lắp đặt các bộ pin mặt trời và các thiết bị điều khiển khác, chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống điện mặt trời áp mái khá lớn.
Hiệu quả sử dụng phụ thuộc vào thời tiết: Hệ thống điện mặt trời áp mái hoạt động hiệu quả hơn trong điều kiện trời nắng, khi có ánh sáng mặt trời đầy đủ. Trong điều kiện thời tiết xấu, hệ thống sẽ hoạt động kém hiệu quả.
Cần bảo trì định kỳ: Hệ thống điện mặt trời áp mái cần được bảo trì định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả sử dụng.
Những chính sách thuế đối với điện mặt trời áp mái
Chính sách thuế đối với hệ thống điện mặt trời áp mái cho cá nhân/hộ gia đình kinh doanh như sau:

Đăng ký thuế
Đối với các cá nhân và hộ gia đình có thực hiện dự án điện mặt trời áp mái và sản xuất, bán điện. Họ phải là người nộp thuế cho hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, họ thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. 

Chỉ khi đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế thì người nộp thuế mới có thể mua hóa đơn lẻ tại cơ quan thuế. Đồng thời sử dụng chúng để quyết toán tiền mua bán điện vào cuối năm.

Thực hiện kê khai và nộp thuế
Căn cứ vào việc đã đăng ký thuế, cá nhân/hộ kinh doanh thực hiện dự án điện mặt trời áp mái phải chịu trách nhiệm kê khai và nộp đầy đủ các loại thuế phát sinh theo quy định. Các loại thuế này bao gồm:

Lệ phí môn bài
Là số tiền phải nộp định kỳ hàng năm dựa trên doanh thu của cá nhân/hộ kinh doanh trong năm. Bên cạnh đó thời hạn nộp lệ phí môn bài thương rơi vào ngày 30/01 hàng năm.

Thuế GTGT và thuế TNCN
Cá nhân/hộ kinh doanh thực hiện dự án điện mặt trời áp mái với doanh thu bán điện trên 100 triệu đồng/năm sẽ phải chịu thuế GTGT và thuế TNCN. Đồng thời được áp dụng tỷ lệ thuế trên doanh thu theo quy định. 

Tỷ lệ thuế GTGT là 3% và thuế TNCN là 1,5%. Do đó tổng số tiền thuế phải nộp là 4,5% trên tổng doanh thu bán điện. Cá nhân/hộ kinh doanh sẽ phải xuất hóa đơn bán hàng và kê khai. Đồng thời nộp thuế theo từng lần phát sinh tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú. Đảm bảo thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh doanh thu tính thuế

Tuy nhiên, nếu cá nhân/hộ kinh doanh thực hiện dự án điện mặt trời áp mái có doanh thu bán điện dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải chịu thuế GTGT, thuế TNCN và không cần sử dụng hóa đơn. Hoặc cá nhân/hộ kinh doanh kinh doanh lĩnh vực khác mà tổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì phần doanh thu từ điện mặt trời áp mái vẫn phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

Những điều cần lưu ý
Để đảm bảo quyền lợi của mình, các hộ kinh doanh thực hiện dự án điện mặt trời áp mái cần thực hiện đăng ký kinh doanh. Đồng thời đăng ký thuế để được cấp hóa đơn bởi cơ quan thuế giao cho EVN khi quyết toán tiền bán điện hàng năm. 

Hơn nữa, hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ khai thuế theo quy định.

Ưu đãi đầu từ đối với dự án điện mặt trời áp mái

Tại Khoản 6 Phần I Phụ lục II Nghị định 31/2021/NĐ-CP về Luật Đầu tư, sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải nằm trong danh mục ngành, nghề đặc biệt được ưu đãi đầu tư. Các hình thức đầu tư theo Điều 15 Luật Đầu tư 2020 gồm:

- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng trong một thời gian nhất định hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư. Ngoài ra, được miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu mục đích tạo tài sản cố định, cũng như miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu dùng để sản xuất theo quy định pháp luật.
- Miễn, giảm tiền tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất.
- Khấu hao nhanh, tăng chi phí được trừ khi tính vào thu nhập chịu thuế.
Mức ưu đãi đầu tư được quy định tại Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP theo hướng dẫn Luật Đầu tư. Trong đó nhà đầu tư được giảm 50% tiền bảo đảm thực hiện dự án trong các trường hợp: dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư. Trong đó có sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng tiêu hủy chất thải.

Lời kết
Như vậy việc am hiểu và nắm rõ các chính sách thuế đối với đầu tư điện mặt trời áp mái sẽ giúp bạn đọc hiểu đúng, chính xác về đối tượng phải chịu thuế khi thực hiện dự án này. Đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện các dự án điện mặt trời áp mái.

Theo: VR ennegy
 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
zalo
HOTLINE0853778246