CẢNH BÁO VỀ THIẾU ĐIỆN ĐẦU TƯ VÀ CHIẾN LƯỢC TRONG CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG Ở CHÂU ÂU

CẢNH BÁO VỀ THIẾU ĐIỆN ĐẦU TƯ VÀ CHIẾN LƯỢC TRONG CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG Ở CHÂU ÂU
01/10/2023 12:45 PM 293 Lượt xem

Châu Âu cần tránh trì hoãn, phải đầu tư nhanh và mạnh hơn vào quá trình chuyển đổi năng lượng nếu muốn duy trì vị trí "cường quốc công nghiệp toàn cầu", các tổ chức như ECB và IEA đã lên tiếng cảnh báo hôm thứ Sáu (ngày 29/9), đồng thời chỉ ra những rủi ro đang đe dọa sức hấp dẫn của lục địa này.


Những người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) đã kêu gọi các chính phủ, ngành công nghiệp và thế giới tài chính tại một cuộc họp đặc biệt quy tụ hàng chục người ra quyết định tại IEA ở Paris.

Theo lập luận của các bên liên quan, việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng giảm phát thải carbon là điều cần thiết để cạnh tranh và ổn định tài chính trong lục địa.

Tuy nhiên, đầu tư vẫn bị cản trở do những bất ổn chính trị, các thủ tục cấp phép bị trì trệ, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, trong khi các doanh nghiệp phải chịu chi phí năng lượng cao hơn những nơi khác.

Chủ tịch EIB Werner Hoyer nhấn mạnh rằng Liên minh châu Âu "tiêu tốn rất nhiều nguồn lực vào quá trình chuyển đổi, nhưng làm nhiều không có nghĩa là làm đủ".

Phải huy động ngành tư nhân và cần hành động cụ thể hơn. "Chúng ta không thể nghi ngờ về lời cam kết của mình. Việc trì hoãn hoặc thậm chí là tạm dừng chuyển đổi xanh chỉ là tin đồn nhầm lẫn", ông cảnh báo, đồng thời nhắc đến "quá nhiều dự án bị vướng vào nạn quan liêu. Chúng ta không có thời gian cho việc đó!"

Ông nói rằng "khi nào quá trình chuyển đổi chưa được thực hiện, thì khi ấy châu Âu sẽ vẫn là "con tin" trước những ý định bất chợt của các thế lực bên ngoài kiểm soát nguồn cung nhiên liệu hóa thạch".

Theo IEA, mặc dù giá điện và khí đốt đã giảm nhẹ kể từ mùa đông năm ngoái nhưng hiện vẫn cao hơn 2,5 lần so với mức trung bình lịch sử. Khí đốt ở châu Âu đắt gấp 5 lần so với Mỹ, giá điện cao gấp 3 lần so với Trung Quốc.

Giám đốc IEA Fatih Birol cho biết: "Đây là tin xấu đối với các ngành công nghiệp châu Âu, đặc biệt là những ngành tiêu thụ nhiều năng lượng, tạo việc làm cho gần 10 triệu người".

Nhiều nhà lãnh đạo của các ngành công nghiệp nặng băn khoăn không biết phải làm gì, nên ra đi hay ở lại.

Một kế hoạch công nghiệp cho châu Âu

Trong khi đó, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. đang triển khai các chương trình hỗ trợ quy mô lớn nhằm mở rộng năng lực sản xuất trong "kỷ nguyên công nghiệp mới của năng lượng sạch", ba tổ chức lưu ý.

Năm ngoái, châu Âu đã có thể "sống sót" mà không cần nguồn cung từ Nga, "nhanh hơn nhiều người tưởng tượng", ông Fatih Birol nhấn mạnh.

"Nhưng bây giờ họ phải học cách tự phát triển trong thực tế mới này. Châu Âu cần có một quy hoạch tổng thể công nghiệp mới để bắt kịp các nền kinh tế khác. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa biết họ sẽ hiện thực hóa tham vọng của mình như thế nào", ông cho biết.

Đối với ông Fatih Birol, châu Âu chỉ duy trì "chế độ sinh tồn" trong mùa đông năm ngoái là chưa đủ, mà cần có những hành động mạnh mẽ và nhanh chóng nếu muốn tiếp tục là một cường quốc công nghiệp toàn cầu".

Trước tiên, phải tìm một định hướng. IEA xác định hướng đi cho châu Âu bằng phương pháp điện phân để sản xuất hydro không chứa carbon, thép có hàm lượng carbon thấp, máy bơm nhiệt, v.v.

Người đứng đầu cơ quan OECD cho biết thêm, chiến lược này phải ổn định, tránh mắc lại sai lầm nghiêm trọng khi châu Âu rút khỏi ngành công nghiệp quang điện 25 năm trước.

Mặt khác, Trung Quốc đã thống trị hoạt động sản xuất tấm pin mặt trời, điều chế các kim loại hiếm, v.v.

IEA cũng nhận thấy "sự tăng tốc ở Mỹ", nhờ vào Đạo luật Giảm lạm phát, "rất nhiều doanh nghiệp, không chỉ là Mỹ, muốn được hưởng lợi".

Cuộc họp vào thứ Sáu (ngày 29/9) tập trung chính vào các công cụ tài chính và chính sách công, giúp cung cấp những nguồn vốn cần thiết.

Đối với Chủ tịch ECB Christine Lagarde, "trì hoãn là rủi ro làm tăng hóa đơn cuối cùng". Trong quá trình chuyển đổi muộn, các ngân hàng yếu thế sẽ phải đối mặt với những khoản lỗ trên danh mục cho vay cao gấp đôi" so với kịch bản trung bình.

Theo bà, 3/4 công ty trong khu vực đồng euro đã thực hiện hoặc dự định đầu tư vào khí hậu trong vòng 5 năm, "nhưng chi phí tài chính là một vấn đề".

Một quan chức ủng hộ Liên minh thị trường vốn (CMU) cho biết: "Cần phải làm nhiều hơn nữa để kích thích thị trường tài chính xanh".

Ý Thiên

Chia sẻ:
Bài viết khác:
zalo
HOTLINE0853778246