4 NĂM, ĐIỆN TÁI TẠO Ở VIỆT NAM PHÁT TRIỂN "THẦN TỐC" NHƯ THẾ NÀO?

4 NĂM, ĐIỆN TÁI TẠO Ở VIỆT NAM PHÁT TRIỂN "THẦN TỐC" NHƯ THẾ NÀO?
22/03/2023 10:39 AM 1165 Lượt xem

Giai đoạn 2017-2021, điện mặt trời và điện gió đã phát triển bùng nổ. Từ sau năm 2021 đến nay, điện tái tạo chững lại do chưa có chính sách rõ ràng.


Từ 2017-2021, để thúc đẩy phát triển điện gió, điện mặt trời, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.


Hàng chục tỷ USD đã được đổ vào điện gió, điện mặt trời. (Ảnh: H. Hà)
Mức giá cao tại Biểu giá ưu đãi (giá FIT 2.086 đồng/kWh cho điện mặt trời, 1.900 đồng với điện gió) đã thu hút hàng chục tỷ USD của khu vực tư nhân vào điện mặt trời, điện gió.

Từ chỗ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng sản lượng điện, đến nay, điện tái tạo đã chiếm khoảng 16,2% sản lượng điện toàn hệ thống.


Giá FIT đều có thời hạn được nêu rõ trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Giá FIT1 cho điện mặt trời hết hạn vào 30/6/2019. FIT2 hết hạn vào tháng 30/12/2020. FIT cho điện gió hết hạn vào 31/10/2021. 

Trước hết, sự kiện đánh dấu bước nhảy vọt đầu tư điện mặt trời là Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về “Cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam”. Giá điện mặt trời ở mức 2.086 đồng/kWh trong vòng 20 năm đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư. Tính đến 1/1/2021 - thời điểm kết thúc giá ưu đãi cho điện mặt trời - tổng công suất điện mặt trời nối lưới và điện mặt trời mái nhà đã lên tới 16.500MW


Sau 30/6/2019, giá FIT đã giảm từ 9,35 cent/kWh xuống chỉ còn 7,09 cent/kWh, tương đương 1.644 đồng/kWh (đối với các dự án điện mặt trời mặt đất), theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg. Song, điện mặt trời mái nhà lại có mức giá lên tới 8,38cent/kWh, tương đương 1.943 đồng/kWh. Điều này đã thu hút nhiều người dân và doanh nghiệp làm điện mặt trời mái nhà.


Từ 2017 đến nay, giá điện mặt trời cũng đã giảm rất mạnh, gần 1 nửa so với mức giá FIT năm 2017. Làn sóng đầu tư vào điện mặt trời cũng chững lại sau khi giá FIT hết hạn, trong khi cơ chế mới cho điện mặt trời vẫn chưa được rõ ràng.


Tại dự thảo quy hoạch điện VIII, điện mặt trời không được ưu tiên đầu tư mạnh như giai đoạn trước. Bộ Công Thương chỉ đề xuất về nguyên tắc cho phép tiếp tục triển khai các dự án điện mặt trời đã được chấp thuận nhà đầu tư đến năm 2030 với tổng công suất 2.360,42 MW.

Còn với điện gió, sau khi có Quyết định 39 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/9/2018, lĩnh vực này cũng bắt đầu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Mức giá FIT cho điện gió là 8,5cent/kWh, tương đương 1.928  đồng/kWh theo tỷ giá thời điểm 2018.

Nhờ đó, tính đến hết năm 2021, công suất lắp đặt điện gió đã tăng một mạch từ hơn 100MW lên con số 4.126 MW.

Số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, đến nay, tổng công suất đặt nguồn điện trong toàn hệ thống điện Việt Nam là 78.300 MW. Trong đó, tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo chiếm tới 26,5% công suất toàn hệ thống, chủ yếu do tư nhân trong và ngoài nước đầu tư. 
Theo: Lương Băng Nhà đầu tư

Chia sẻ:
Bài viết khác:
zalo
HOTLINE0853778246